Trang chủ Góc học sinh Dành cho phụ huynh

An toàn khi sử dụng điện- Kĩ năng sống quan trọng của trẻ!

11/09/2021

Năm học mới bắt đầu, thầy và trò ở nhiều tỉnh thành vừa bước vào một kì học lịch sử- học trực tuyến qua Internet với các nền tảng học tập thì một sự việc thương tâm xảy ra. Sáng 10/9/2021, trong khi học trực tuyến, một học sinh lớp 4 ở phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị điện giật tử vong. Sự việc là hồi chuông cảnh báo các bậc phụ huynh về an toàn của con khi học trực tuyến, đồng thời nhắc nhở mỗi chúng ta về ý nghĩa quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sinh tồn cho trẻ nói chung và giáo dục kĩ năng sử dụng điện an toàn nói riêng.

Toàn cầu hóa, công nghệ 4.0 đã khiến cho đồ dùng điện trở thành vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Từ sinh hoạt, học tập, giải trí của mỗi gia đình đều gắn liền với các đồ dùng điện.

Vì thế, để phòng tránh bị điện giật thì sử dụng điện an toàn là một kĩ năng sống đặc biệt quan trọng, nhất là với trẻ em. Bởi điện giật thường gây tử vong tức thì. Người bị điện giật không thể tự rút tay hoặc bứt cơ thể khỏi nơi chạm vào điện nên nếu không được cấp cứu kịp thời thì tỉ lệ tử vong rất cao. Các con học sinh Tiểu học đều đang ở độ tuổi tò mò, hiếu động. Trong khi chơi đùa, các con hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm, quạt, máy tính,… Điều này rất nguy hiểm.

Vậy chúng ta cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi bị điện giật? Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho các con, đặc biệt trong hoàn cảnh học trực tuyến, học sinh tiếp xúc nhiều thời gian với đồ dùng điện?

 

1.Với các bậc phụ huynh học sinh:

Giáo dục kĩ năng sinh tồn cho trẻ phải thực hiện ngay từ bậc mầm non. Các con cần nhận diện được các nguy cơ không an toàn với ổ điện, phích cắm điện, dây sạc,… Trẻ cần biết được đồ vật nào nguy hiểm không được chạm vào, những tình huống bất thường,… Đặc biệt, trong thời gian học trực tuyến với học sinh Tiểu học, sự đồng hành quan tâm của người lớn trong gia đình là không thể thiếu. Để giảm các rủi ro cho trẻ, phụ huynh nên đặt phích cắm an toàn hoặc nắp đậy ổ điện phía trên những ổ cắm không sử dụng hay dùng đồ đạc che lại; dấu dây điện ở phía sau đồ đạc hay dùng thiết bị không dẫn điện để bọc lại; tháo phích cắm máy sấy, máy vi tính, và các vật dụng khác và đặt xa tầm với của các bé còn nhỏ. Các thiết bị học trực tuyến nên được sạc đầy pin trước khi trẻ sử dụng để học. Đặc biệt, bố mẹ cần luôn kiểm tra dây nối, thiệt bị điện, phích cắm điện của phương tiện học trực tuyến, hướng dẫn cho con cặn kẽ cách sử dụng phương tiện học an toàn. Nếu có bất thường cần báo ngay với người lớn, nếu bố mẹ không ở cạnh lúc đó có thể nhờ hàng xóm tin cậy giúp đỡ.

2.Với các con học sinh:

Học cách nhận diện đồ dùng điện trong gia đình và các biện pháp an toàn khi sử dụng đồ điện. Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc các bộ phận kim loại nghi là có điện. Không chọc, ngoáy vào ổ điện bằng bất cứ vật gì. Khi thấy dây điện đứt hoặc hở cần tránh xa, không tự giải quyết mà phải báo ngay cho người lớn, nếu thấy nguy hiểm cần chạy khỏi đó. Khi thấy người bị điện giật phải lập tức ngắt nguồn điện bằng mọi cách như ngắt cầu dao, cầu chì, dùng vật khô không dẫn điện như gậy gỗ, gậy tre, que nhựa, … gạt dây điện ra khỏi bị nạn. Các con nhớ đừng làm những hành động nguy hiểm sau:

                                                 Chọc ngoáy ổ điện                                                 

 

Chơi đùa gần đường dây điện
                     Cầm vào dây điện hở                                           
Cắm nhiều thiết bị vào ổ điện

 

VÌ AN TOÀN CỦA CÁC CON, HÃY CÙNG GHI NHỚ CÁC ĐIỀU TRÊN. CHÚC CÁC CON CÓ MỘT NĂM HỌC VUI VÀ AN TOÀN!

Ban truyền thông Trường TH Ngọc Khánh


Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ: